Lịch sử hoạt động USS Searaven (SS-196)

1939 - 1941

Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, Searaven được phần về Đội tàu ngầm 17 và chuẩn bị để được phái sang phục vụ tại Viễn Đông. Nó cùng đồng đội lên đường vào ngày 23 tháng 5, 1940, để đi sang quần đảo Philippine. Đi đến Cavite vào ngày 30 tháng 11, nó thực hành huấn luyện trong thành phần Hạm đội Á Châu tại khu vực từ Luzon cho đến quần đảo Sulu. Con tàu đang có mặt tại Xưởng hải quân Cavite vào ngày 8 tháng 12, 1941 (7 tháng 12 bên kia Đường đổi ngày quốc tế), khi Hải quân Đế Quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Trân Châu Cảng, khiến chiến tranh bùng nổ tại Mặt trận Thái Bình Dương.[1]

1942

Chuyến tuần tra thứ nhất và thứ hai

Trong hai chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh từ tháng 12, 1941 cho đến tháng 3, 1942, Searaven chủ yếu vận chuyển đạn dược và tiếp liệu cho lực lượng Hoa Kỳ và Philippine đang bị đối phương vây hãm tại bán đảo Bataan và đảo Corregidor. Trong một hoạt động trong eo biển Molucca vào đêm 3 tháng 2, 1942, nó phát hiện một tàu khu trục đối phương, và đã phóng hai quả ngư lôi Mark 14 tấn công từ khoảng cách 1.000 yd (910 m), nhưng không trúng đích; tàu chiến đối phương tiếp tục hành trình mà không dừng lại phản công.[12] Nguồn khác cho rằng Searaven tự nhận đã tiêu diệt được đối thủ, nhưng tài liệu thu được từ phía Nhật Bản sau chiến tranh không thể xác nhận điều này.[1]

Chuyến tuần tra thứ ba

Trong chuyến tuần tra thứ ba từ ngày 2 đến ngày 25 tháng 4, Searaven hoạt động tại khu vực phụ cận đảo Timor, Đông Ấn thuộc Hà Lan. Vào ngày 18 tháng 4, nó giải cứu 32 người thuộc Không quân Hoàng gia Australia khỏi đảo Timor bị đối phương chiếm đóng. Năm ngày sau đó một vụ hỏa hoạn xảy ra tại phòng điều khiển đã khiến con tàu hoàn toàn bất động. Tàu ngầm Snapper (SS-185) cùng một số tàu khác đã trợ giúp kéo nó quay trở về cảng Fremantle, Australia.[12][1]

Chuyến tuần tra thứ tư

Chuyến tuần tra thứ tư diễn ra trong biển Banda tại các khu vực Timor, KendariAmbon từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 6 tháng 8. Nó chỉ phát hiện một mục tiêu vào ngày 10 tháng 7 nhưng không thể tiếp cận, rồi đến ngày 25 tháng 7 đã gặp trục trặc kỹ thuật nên được lệnh quay trở về căn cứ Fremantle. [12][1]

Chuyến tuần tra thứ năm

Trong chuyến tuần tra thứ năm bắt đầu từ ngày 27 tháng 9, Searaven hoạt động tại khu vực eo biển Sunda. Vào ngày 5 tháng 10 nó phóng ngư lôi phá hủy tàu buôn Na Uy Eidsvold mắc cạn tại đảo Christmas nhằm ngăn mọi nỗ lực trục vớt của đối phương. Năm ngày sau đó, tại vị trí cách đảo Krakatau 5 mi (8,0 km) về phía Nam, nó phóng một loạt ba quả ngư lôi tấn công một đoàn tàu vận tải, nhưng không trúng đích và một quả ngư lôi lại bị kích nổ sớm. Đến ngày 12 tháng 10, nó tấn công tàu buôn Đức Regensburg (7.956 tấn) trong eo biển Sunda, nhưng mục tiêu chỉ bị hư hại và đi đến được cảng Batavia. Chiếc tàu ngầm lại tấn công một tàu khu trục hay tàu phóng lôi đối phương trong ngày 24 tháng 10, nhưng cả ba quả ngư lôi đều bị trượt. Trong suốt hai tuần tiếp theo nó bắt gặp thêm nhiều mục tiêu nhưng không thể tiếp cận để tấn công. Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về căn cứ Fremantle vào ngày 24 tháng 11.[12][1]

1943

Chuyến tuần tra thứ sáu

Khởi hành từ Fremantle vào ngày 18 tháng 12, 1942 cho chuyến tuần tra thứ sáu, Searaven quay trở lại các vùng biển Banda, biển Ceram và quần đảo Palau. Vào ngày 31 tháng 12, nó tấn công một tàu rải mìn mà nó cho là chiếc Itsukushima với ba quả ngư lôi, tự nhận đã đánh chìm mục tiêu, nhưng lại không thể xác nhận từ phía Nhật Bản sau chiến tranh.[12] Hai tuần sau đó vào ngày 14 tháng 1, 1943, về phía Tây Bắc Palau, nó phóng hai quả ngư lôi đều trúng đích, đánh chìm tàu vận tải Lục quân Siraha Maru (5.693 tấn) tại tọa độ 09°12′B 130°38′Đ / 9,2°B 130,633°Đ / 9.200; 130.633; 16 hành khách cùng 11 thủy thủ đã thiệt mạng cùng con tàu.[13][14][15] Trước đó nó cũng đã đánh chìm tàu săn ngầm Ganjitsu Maru (216 tấn) tại cùng vị trí; ba pháo thủ cùng tám thủy thủ đã tử trận.[15][12][1]

Searaven kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về căn cứ Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 2, và tiếp tục lên đường hai ngày sau đó để quay về vùng bờ Tây, nơi nó được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island, California. Công việc hoàn tất vào ngày 7 tháng 5, và chiếc tàu ngầm quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 5.[12][1]

Chuyến tuần tra thứ bảy

Khởi hành từ Fremantle vào ngày 7 tháng 6 cho chuyến tuần tra thứ bảy, Searaven hoạt động tại vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Mariana. Nó ghé đến Midway vào ngày 12 tháng 6 để tiếp thêm nhiên liệu đồng thời sửa chữa một động cơ bị trục trặc, trước khi tiếp tục chuyến tuần tra bốn ngày sau đó. Nó trinh sát hình ảnh đảo Marcus trong các ngày 2425 tháng 6, nhưng chỉ phát hiện một tàu buôn nhỏ. Đến ngày 11 tháng 7, nó bắt gặp một hạm đội Nhật Bản, bao gồm các tàu sân bay Shōkaku, ZuikakuZuihō, ba tàu tuần dương hạng nặng, hai tàu tuần dương hạng nhẹ cùng năm tàu khu trục, đang trên đường từ vịnh Tokyo đi sang căn cứ Truk. Không ở vị trí thuận tiện để tấn công, nó báo cáo tin tức về mục tiêu cho Bộ chỉ huy tại Trân Châu Cảng. Chiếc tàu ngầm kết thúc chuyến tuần tra tại căn cứ Midway vào ngày 29 tháng 7.[12][1]

Chuyến tuần tra thứ tám

Khởi hành từ Midway vào ngày 20 tháng 8 cho chuyến tuần tra thứ tám, Searaven đi đến khu vực hoạt động được chỉ định dọc bờ biển Đông Bắc đảo Honshū vào ngày 29 tháng 8. Trong suốt gần một tháng tiếp theo nó chỉ bắt gặp những thuyền buồm vũ trang tuần tra cỡ nhỏ, nên không thể tấn công bằng ngư lôi, mà nguy cơ bị phản pháo cao nếu đối đầu bằng hải pháo. Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 10.[12][1]

Chuyến tuần tra thứ chín

Vào ngày 3 tháng 11, Searaven cùng với tàu ngầm Apogon (SS-308) khởi hành từ Trân Châu Cảng cho chuyến tuần tra thứ chín tại khu vực phía Đông quần đảo Caroline; đây là một phần của hoạt động nhằm hỗ trợ cho chiến dịch đổ bộ lên Tarawa thuộc quần đảo Gilbert. Nó ghé đến đảo Johnston hai ngày sau đó để tiếp thêm nhiên liệu và sửa chữa nhỏ trước khi tiếp tục hành trình, đi đến khu vực tuần tra vào ngày 14 tháng 11. Nó hoạt động trong thành phần một đội tấn công phối hợp ("Bầy sói") trong ba ngày, và tuần tra dọc tuyến hàng hải giữa Truk và Makin. Đến ngày 25 tháng 11, tại vị trí khoảng 100 nmi (190 km) về phía Bắc Ponape, Mariana, nó phóng bốn quả ngư lôi tấn công tàu chở dầu hạm đội Toa Maru (10.052 tấn), trúng đích một quả khiến mục tiêu đắm tại tọa độ 08°22′B 158°00′Đ / 8,367°B 158°Đ / 8.367; 158.000 lúc 12 giờ 47 phút; 15 thủy thủ cùng ba pháo thủ đã tử trận cùng con tàu.[13][16] Tàu khu trục Akigumo đi theo hộ tống đã thả 27 quả mìn sâu để phản công nhưng không có kết quả.[16] Searaven kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 12.[12][1]

1944

Chuyến tuần tra thứ mười

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: USS Searaven (SS-196) https://www.history.navy.mil/research/histories/sh... http://www.navsource.org/archives/08/08196.htm http://www.ibiblio.org/hyperwar/Japan/IJN/JANAC-Lo... http://pwencycl.kgbudge.com/S/a/Sargo_class.htm https://uboat.net/allies/warships/ship/2932.html https://books.google.com/books?id=hkupDwAAQBAJ https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:USS_Se... https://archive.org/details/americansubmarin0000le... https://www.history.navy.mil/research/library/onli... https://www.wlb-stuttgart.de/seekrieg/43-01.htm